CÔNG TY TNHH THUỐC THÚ Y NĂM THÁI

Việt Nam chính thức sản xuất được vaccine dịch tả lợn châu Phi

<p><strong>Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức họp báo thông tin kết quả nghiên cứu, sản xuất vaccine dịch tả lợn châu Phi. Vaccine có tên thương mại NAVET-ASFVAC của Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương Navetco.</strong></p> <p> </p> <p>Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, Việt Nam đã chính thức sản xuất được vaccine thương mại phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi, đáp ứng được các yêu cầu chuyên môn kỹ thuật, bảo đảm vô trùng, an toàn và hiệu lực, độ dài miễn dịch kéo dài 6 tháng. Từ đó, góp phần bảo vệ an toàn cho chăn nuôi, sản xuất lợn thịt. Việc sản xuất thành công vaccine thương mại phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi là sự kiện lịch sử.</p> <p>“Chúng ta có thể tự tin sản xuất vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi đáp ứng được nhu cầu phòng, chống dịch bệnh trong nước và hướng tới xuất khẩu sản phẩm vaccine. Đến thời điểm này, chưa có quốc gia nào công bố sản xuất thành công vaccine thương mại”.</p> <p>Từ tháng 2/2020, việc nghiên cứu, sản xuất vaccine chính thức được thực hiện cùng với sự phối hợp của các chuyên gia Hoa Kỳ. Bộ đã chỉ đạo Cục Thú y thống nhất và ký thỏa thuận chung hợp tác kỹ thuật với Viện Nghiên cứu Nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ làm cơ sở cho các bên triển khai thực hiện. Từ tháng 7/2020, Bộ chỉ đạo cho phép nhập khẩu chủng giống virus dịch tả lợn châu Phi nhược độc cắt gen dùng để nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam.</p> <p>Ngay sau khi tiếp nhận chủng giống ASF-G-Delta I177L từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ vào tháng 9/2020, Công ty Navetco đã khẩn trương triển khai nghiên cứu. Qua 5 lần thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, kết quả 100% số lợn tiêm vaccine được bảo hộ. Còn trong điều kiện sản xuất có 80% số lợn tiêm vaccine được bảo hộ.</p> <p>Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập các Hội đồng khoa học cấp cơ sở, cấp Bộ và tổ chức hàng chục cuộc họp với sự tham dự của nhiều nhà khoa học hàng đầu Việt Nam, nhà quản lý và nhà sản xuất vaccine thú y để nghiên cứu, đánh giá rất kỹ lưỡng báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, hồ sơ đăng ký lưu hành vaccine dịch tả lợn châu Phi NAVET-ASFVAC của Công ty Navetco.</p> <p>Kết quả nghiên cứu, sản xuất vaccine NAVET-ASFVAC của Công ty Navetco sau khi được các nhà khoa học độc lập đánh giá rất kỹ lưỡng đã được chấp nhận công bố trên các Tạp chí khoa học uy tín của thế giới và Tạp chí Khoa học thú y của Việt Nam. Ngày 17/5/2022, Viện nghiên cứu Nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cũng đã có thư chính thức gửi Cục Thú y Việt Nam xác nhận vaccine NAVET-ASFVAC bảo đảm an toàn, hiệu lực.</p> <p>Liên quan đến giá thành thương mại của vaccine dịch tả lợn châu Phi, ông Trần Xuân Hạnh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Navetco cho biết, dự kiến giá thành sẽ tương đương với giá vaccine phòng bệnh tai xanh hiện nay, dao động từ 34 nghìn đến 36 nghìn đồng/liều. Theo đó, giá hiện nay là như vậy nhưng sau này sẽ giảm dần bởi thời gian đầu doanh nghiệp cũng phải trả phí cho việc chuyển giao, mua giống và thương mại vaccine cho phía Hoa Kỳ.     </p> <p>Bệnh dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra trên lợn, xuất hiện lần đầu tiên tại châu Phi vào năm 1921. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh, gây bệnh ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn (bao gồm cả lợn nuôi các loại và lợn rừng). Bệnh gây tỷ lệ chết cao lên đến 100%. </p> <p>Đến nay, ngoài Công ty Navetco đã sản xuất thành công vaccine còn có hai doanh nghiệp tham gia nghiên cứu vaccine dịch tả lợn châu Phi là là Công ty TNHH MTV AVAC và Công ty Cổ phần tập đoàn Dabaco.</p> <p><strong>Theo Nhân Dân</strong></p>
Quy Trình Chăm Sóc Và Nuôi Dưỡng Heo Con Theo Mẹ

Quy Trình Chăm Sóc Và Nuôi Dưỡng Heo Con Theo Mẹ

Ngày đăng : 07-03-2022

Chăm sóc heo con theo mẹ có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất chăn nuôi vì không chỉ ảnh hưởng đối với heo con mà còn rất quan trọng đối với cả heo mẹ và heo thịt sau này có được khỏe mạnh và nhanh lớn hay không...

Vì vậy cần có những kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng heo con ở giai đoạn theo mẹ phù hợp sao cho kết quả sẽ đạt đó là tỉ lệ nuôi sống heo con sơ sinh cao, trọng lượng cai sữa của heo con cao, tỉ lệ đồng đều của heo con cao


BỆNH DO ĐƠN BÀO PHỦ TẠNG – TOXOPLASMOSIS

BỆNH DO ĐƠN BÀO PHỦ TẠNG – TOXOPLASMOSIS

Ngày đăng : 21-02-2022

Đơn bào phủ tạng - TOXOPLASMOSIS  là gì, triệu chứng bệnh như nào, biện pháp phòng và trị bệnh như thế nào đạt hiệu quả???

 


BỆNH CẦU TRÙNG

BỆNH CẦU TRÙNG

Ngày đăng : 22-01-2022

Bệnh Cầu trùng gà là một bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm rất phổ biến ở gà nuôi theo lối tập trung công nghiệp. Bệnh gây nhiều thiệt hại về kinh tế bởi gây ra những hậu quả như sau:

- Ở gà con: Bệnh làm tăng số gà còi cọc, chậm lớn, làm giảm khả năng kháng bệnh của cơ thể, gây chết từ 30-100% số gà (nếu không điều trị kịp thời).

- Ở gà đẻ: Bệnh gây giảm năng suất trứng từ 10-20%, giảm khả năng kháng bệnh và là nguyên nhân gây tiêu chảy hàng loạt.

Từ đó, bệnh Cầu trùng làm tăng chi phí chăn nuôi: Khối lượng thức ăn tăng cao trong khi thịt và trứng đều bị giảm mạnh, chi phí cho thuốc phòng và trị lớn.


Cách phân biệt dịch tả lợn châu phi và dịch tả lợn cổ điển

Cách phân biệt dịch tả lợn châu phi và dịch tả lợn cổ điển

Ngày đăng : 22-10-2018

Dịch tả lợn cổ điển có tên chính thức là Pestis Suum (PS), nhưng do tính nguy cấp của nó nên một số tác giả đặt tên là Hog Cholera (HC). Ngày nay, bệnh phổ biến trên toàn thế giới và được gọi là Dịch tả lợn cổ điển (Classical Swine Fever – CSF) và bệnh được xếp vào loại nguy hiểm bậc nhất từ xưa đến nay do một loại virus thuộc Togaviridae, họ Flaviridae, nhóm Pestisvirus chứa ARN. Bệnh có 5 thể biểu hiện phụ thuộc vào độ độc lực của căn nguyên, giống và lứa tuổi lợn, sức đề kháng của lợn và hình thức chăn nuôi lợn.

Dịch tả lợn Châu Phi cũng là một bệnh nhiễm trùng huyết truyền nhiễm đại lưu hành có tên chính thống là Pestis African Suum (PAS) hoặc African Swine Fever (ASF) và đây cũng là bệnh truyền nhiễm hết sức nguy hiểm, thậm chí còn khốc liệt hơn so với Dịch tả lợn cổ điển bởi nó có thể gây chết 100% lợn trong vòng 3-4 ngày (ở thể quá cấp). Bệnh cũng có 5 thể biểu hiện do virus thuộc nhóm Myxovirus chứa AND.


DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI

DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI

Ngày đăng : 04-10-2018

Trước tình hình bệnh dịch tả lợn Châu phi (DTLCP) có nguy cơ xâm nhiễm vào Việt Nam, ngày 12.9.2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành công điện hỏa tốc số 1194/CĐ-TTg điện Bộ NNPTNT tập trung các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm này.

BỆNH TRÊN THỎ

BỆNH TRÊN THỎ

Ngày đăng : 26-09-2018

Câu hỏi: thỏ bị nấm và đầy hơi ăn không tiêu thì  xử lý như thế nào? phương pháp điều trị và cách phòng bệnh hiệu quả.

BỆNH NHIỄM ĐỘC AXIT BÉO

BỆNH NHIỄM ĐỘC AXIT BÉO

Ngày đăng : 24-07-2018

Thừa axit béo mà lại thiếu vitamin và các yếu tố vi lượng gây nhiễm độc và kế phát các bệnh do E.Coli và Salmonella, cũng như một số vi khuẩn nấm mốc khác.


Tư vấn cách trị bệnh viêm phổi dê

Tư vấn cách trị bệnh viêm phổi dê

Ngày đăng : 25-06-2018

Câu hỏi: 100 con dê nặng 13- 16 kg/con. Khoảng 8 ngày nay bị sổ mũi, tiêu chảy, ho. Đã dùng thuốc không khỏi. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

BỆNH HEN CRD GHÉP VỚI GÀ RÙ ( CRD COMBINATED ND)

BỆNH HEN CRD GHÉP VỚI GÀ RÙ ( CRD COMBINATED ND)

Ngày đăng : 23-04-2018

 Gà ốm chảy nước mũi, mắt, ho hen sặc khoẹt, loặc xoặc, ăn kém, sốt nhẹ, uống nhiều nước, tiêu chảy phân xanh trắng

- Gà xù lông, chân khô quắt, gầy rộc, lúc đầu chết rải rác về đêm sau thì chết cả ban ngày

- giảm đẻ, vỏ trứng mềm, kích thước bé.


Nhịp cầu nhà nông

Nhịp cầu nhà nông

Ngày đăng : 20-04-2018

Sáng 20/4, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội (Sở NN&PTNT) phối hợp với UBND huyện Thường Tín tổ chức hội thảo “Nhịp cầu nhà nông”,Với sự xuất hiện của PGS.TS Lê Văn Năm trong Ban cố vấn để giúp bà con có thể giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề phòng và điều trị bệnh trên gia súc, gia cầm.

BỆNH DO TOXOPHASMA Ở LỢN

BỆNH DO TOXOPHASMA Ở LỢN

Ngày đăng : 20-04-2018

Căn nguyên gây bệnh là cầu ký trùng có tên là Toxoplasma goldii. Nó là biến dạng của cầu trùng Isospora bigemina thường ký sinh ở niêm mạc ruột non động vật, thuộc họ Felidae, lớp cầu trùng (cocidia).

Bệnh cúm gà và bệnh cúm gia cầm giống và khác nhau ở điểm gì? Những gia súc nào thường hay bị cúm?

Bệnh cúm gà và bệnh cúm gia cầm giống và khác nhau ở điểm gì? Những gia súc nào thường hay bị cúm?

Ngày đăng : 16-04-2018

    Bệnh cúm gà có tên latinh là Influenza avium. Chữ Avium có nghĩa là gà, do đó bệnh đã có tên lâu đời là bệnh cúm gà. Song trong tiếng Anh bệnh lại mang một tên rất gần đó là Avian Influenza. Chữ Avian trong tiếng Anh cũng có thể là gà nhưng cũng có thể là chim. Với đặc điểm bệnh xảy ra ở vịt, ngan, đà điểu, gà tây, chim hoang dã và một số gia cầm khác.

Loading...