CÔNG TY TNHH THUỐC THÚ Y NĂM THÁI

Việt Nam chính thức sản xuất được vaccine dịch tả lợn châu Phi

<p><strong>Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức họp báo thông tin kết quả nghiên cứu, sản xuất vaccine dịch tả lợn châu Phi. Vaccine có tên thương mại NAVET-ASFVAC của Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương Navetco.</strong></p> <p> </p> <p>Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, Việt Nam đã chính thức sản xuất được vaccine thương mại phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi, đáp ứng được các yêu cầu chuyên môn kỹ thuật, bảo đảm vô trùng, an toàn và hiệu lực, độ dài miễn dịch kéo dài 6 tháng. Từ đó, góp phần bảo vệ an toàn cho chăn nuôi, sản xuất lợn thịt. Việc sản xuất thành công vaccine thương mại phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi là sự kiện lịch sử.</p> <p>“Chúng ta có thể tự tin sản xuất vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi đáp ứng được nhu cầu phòng, chống dịch bệnh trong nước và hướng tới xuất khẩu sản phẩm vaccine. Đến thời điểm này, chưa có quốc gia nào công bố sản xuất thành công vaccine thương mại”.</p> <p>Từ tháng 2/2020, việc nghiên cứu, sản xuất vaccine chính thức được thực hiện cùng với sự phối hợp của các chuyên gia Hoa Kỳ. Bộ đã chỉ đạo Cục Thú y thống nhất và ký thỏa thuận chung hợp tác kỹ thuật với Viện Nghiên cứu Nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ làm cơ sở cho các bên triển khai thực hiện. Từ tháng 7/2020, Bộ chỉ đạo cho phép nhập khẩu chủng giống virus dịch tả lợn châu Phi nhược độc cắt gen dùng để nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam.</p> <p>Ngay sau khi tiếp nhận chủng giống ASF-G-Delta I177L từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ vào tháng 9/2020, Công ty Navetco đã khẩn trương triển khai nghiên cứu. Qua 5 lần thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, kết quả 100% số lợn tiêm vaccine được bảo hộ. Còn trong điều kiện sản xuất có 80% số lợn tiêm vaccine được bảo hộ.</p> <p>Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập các Hội đồng khoa học cấp cơ sở, cấp Bộ và tổ chức hàng chục cuộc họp với sự tham dự của nhiều nhà khoa học hàng đầu Việt Nam, nhà quản lý và nhà sản xuất vaccine thú y để nghiên cứu, đánh giá rất kỹ lưỡng báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, hồ sơ đăng ký lưu hành vaccine dịch tả lợn châu Phi NAVET-ASFVAC của Công ty Navetco.</p> <p>Kết quả nghiên cứu, sản xuất vaccine NAVET-ASFVAC của Công ty Navetco sau khi được các nhà khoa học độc lập đánh giá rất kỹ lưỡng đã được chấp nhận công bố trên các Tạp chí khoa học uy tín của thế giới và Tạp chí Khoa học thú y của Việt Nam. Ngày 17/5/2022, Viện nghiên cứu Nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cũng đã có thư chính thức gửi Cục Thú y Việt Nam xác nhận vaccine NAVET-ASFVAC bảo đảm an toàn, hiệu lực.</p> <p>Liên quan đến giá thành thương mại của vaccine dịch tả lợn châu Phi, ông Trần Xuân Hạnh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Navetco cho biết, dự kiến giá thành sẽ tương đương với giá vaccine phòng bệnh tai xanh hiện nay, dao động từ 34 nghìn đến 36 nghìn đồng/liều. Theo đó, giá hiện nay là như vậy nhưng sau này sẽ giảm dần bởi thời gian đầu doanh nghiệp cũng phải trả phí cho việc chuyển giao, mua giống và thương mại vaccine cho phía Hoa Kỳ.     </p> <p>Bệnh dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra trên lợn, xuất hiện lần đầu tiên tại châu Phi vào năm 1921. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh, gây bệnh ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn (bao gồm cả lợn nuôi các loại và lợn rừng). Bệnh gây tỷ lệ chết cao lên đến 100%. </p> <p>Đến nay, ngoài Công ty Navetco đã sản xuất thành công vaccine còn có hai doanh nghiệp tham gia nghiên cứu vaccine dịch tả lợn châu Phi là là Công ty TNHH MTV AVAC và Công ty Cổ phần tập đoàn Dabaco.</p> <p><strong>Theo Nhân Dân</strong></p>
BỆNH CẦU TRÙNG GHÉP E.COLI BẠI HUYẾT – GÀ ỈA RA MÁU TƯƠI.

BỆNH CẦU TRÙNG GHÉP E.COLI BẠI HUYẾT – GÀ ỈA RA MÁU TƯƠI.

Ngày đăng : 16-04-2018

- Đàn gà béo tốt, ăn uống bình thường thì bỗng dung một số con ỉa toẹt ra máu tươi hoàn toàn, sau vài giờ mắc bệnh gà sẽ chết. Nếu chưa chết thì sau đó phân chuyển sang màu đen xì như than rồi sau đó không lâu cũng sẽ chết. Nếu không điều trị kịp thời tỷ lệ chết đến 100% trong vài ba ngày.

BỆNH DO VẬN CHUYỂN

BỆNH DO VẬN CHUYỂN

Ngày đăng : 09-04-2018

  • Nguyên nhân gây stress chính là do vận chuyển lợn một khoảng cách xa. Bệnh thường gặp khi vận chuyển lợn vào mùa hè nóng, độ ẩm cao, thay đổi thức ăn đột ngột, thiếu nước uống, chở quá chật, sàn xe trơn,… các yếu tố bất lợi này tác động lên cơ thể gia súc gây rối loạn điều hoà thần kinh thể dịch dẫn đến suy giảm hoạt động của hệ tim mạch và hô hấp.

BỆNH TỤ CẦU KHUẨN GIA CẦM ( STAPHYLOCOC-COSIS AVIUM)

BỆNH TỤ CẦU KHUẨN GIA CẦM ( STAPHYLOCOC-COSIS AVIUM)

Ngày đăng : 02-04-2018

Thể nhiễm trùng huyết ở gia cầm non 1-2 tuần tuổi.

+ Sốt cao, ủ rũ, buồn ngủ, 2 cánh sã xuống, lười vận động, hay nằm.

+ Viêm mí mắt, viêm rốn , bỏ ăn và chết.

- Thể viêm da hoại tử hoặc viêm khớp ở gia cầm trưởng thành sau 2 tuần tuổi trở.

+ Da bị viêm phù nề, bị xây xát, thường xuyên chảy máu dưới cánh giống như bệnh thiếu máu hoặc ở chỗ khác. Có mùi thối khó chịu.


BỆNH  SỔ MŨI TRUYỀN NHIỄM HAY GỌI LÀ (SƯNG PHÙ ĐẦU – IC- CI)

BỆNH  SỔ MŨI TRUYỀN NHIỄM HAY GỌI LÀ (SƯNG PHÙ ĐẦU – IC- CI)

Ngày đăng : 30-03-2018

  1. Nguyên nhân : Do vi khuẩn Haemophilusgallinarum, tất cả lứa tuổi đều bị bệnh nhưng chủ yêu là ở gà dò và gà đẻ.

Bệnh tích nước xoang bụng.

Bệnh tích nước xoang bụng.

Ngày đăng : 21-03-2018

Hỏi: Tại sao nuôi gà thịt vỗ béo ngày nay thường thấy gà bị tích nước xoang bụng. Cơ bụng bị thâm, sa sệ dần, bụng căng dần rồi chết. Đây là bệnh gì và cách phòng trị như thế nào?

HỎI- ĐÁP

HỎI- ĐÁP

Ngày đăng : 12-03-2018

Ở gà có bao nhiêu bệnh khối u, bệnh nào là nguy hiểm nhất, các bệnh gây khối u có phải là bệnh ung thư hay không? Có lây sang người chăn nuôi và người tiêu dùng hay không?

CẦU TRÙNG

CẦU TRÙNG

Ngày đăng : 09-03-2018

BỆNH SƯNG PHÙ ĐẦU LỢN (COLI DUNG HUYẾT PHÙ THŨNG LỢN CON)

BỆNH SƯNG PHÙ ĐẦU LỢN (COLI DUNG HUYẾT PHÙ THŨNG LỢN CON)

Ngày đăng : 09-03-2018

Do E.coli chủng có yếu tố bám dính và sinh độc tố gây ra.

BỆNH VIÊM GAN VIT, NGAN DO VIRUT (HEPATITISVIROSA ANATICULORUM, HEPATITIS ANATUM, DUCK VIRUS HEPATITIS)

BỆNH VIÊM GAN VIT, NGAN DO VIRUT (HEPATITISVIROSA ANATICULORUM, HEPATITIS ANATUM, DUCK VIRUS HEPATITIS)

Ngày đăng : 06-03-2018

Bệnh thường xảy ra từ 1-7 tuần tuổi. Với lứa đầu bệnh xảy ra ở vịt từ 40-50 ngày tuổi, lứa 2 lúc 30-35 ngày tuổi, lứa 3 lúc 14-20 ngày tuổi, lứa 4 trở đi thì bệnh xảy ra ngay lúc mới nở đến 10 ngày tuổi.

BỆNH KHÔ MỎ, KHÔ CHÂN, XÙ LÔNG VÀ CHẾT SỚM  Ở GÀ, VỊT,NGAN, NGỖNG MỚI NỞ.

BỆNH KHÔ MỎ, KHÔ CHÂN, XÙ LÔNG VÀ CHẾT SỚM  Ở GÀ, VỊT,NGAN, NGỖNG MỚI NỞ.

Ngày đăng : 02-03-2018

Nguyên nhân

- Do sai sót kỹ thuật ấp dẫn đến gia cầm nở không đều.

- Do vận chuyển xa, và không cho gia cầm mới nở ăn uống sớm.

- Thiếu nhiệt úm, thức ăn không đủ chất, thiếu mẹt, máng uống.


BỆNH NHIỆT THÁN - BỆNH THAN

BỆNH NHIỆT THÁN - BỆNH THAN

Ngày đăng : 26-02-2018

Do vi khuẩn than Bacillus anthracis là vi khuẩn yếm khí, gram dương, hình que, đầu tù, không di động gây nên.

Loading...